0974 223 363

(024) 3232 1866

(024) 3232 1876
 

Mrs. Vân: 0974.223.363
   ​

Mr. Tài: 0915.561.696
  

Ms. Lâm: 0918.357.493​
​   ​

Mrs. Oanh: 0947.078.186
  

Mrs. Linh: 0812.188.868​ 
​   

 

Kĩ năng an toàn khi cho trẻ đi du lịch biển p2

Thứ 4, 18/07/2018, 09:53 AM - Lượt xem: 2952

Biển là nơi rất nhiều gia đình lựa chọn cho kì nghỉ hè. Cả gia đình cùng đi du lịch chắc chắn sẽ rất vui, nhưng bên cạnh đó là nỗi lo lắng vì con còn nhỏ? Cần chú ý và chuẩn bị những gì cho con để có một một chuyến đi an toàn và vui vẻ? Một trong những kiến thức an toàn cho con mà bố mẹ cần lưu ý chính là an toàn khi đi biển. Ghi nhớ những quy tắc khi cho trẻ đi biển dưới đây để bảo vệ sự an toàn cho trẻ cũng như giúp cho chuyến đi chơi của gia đình được trọn vẹn.

1. Những điều cần chú ý trước và sau khi xuống biển

Nên tìm hiểu thông tin về bãi biển trước khi cho trẻ tắm. Bạn có thể hỏi người dân địa phương về những mối nguy hiểm tiềm ẩn như dòng chảy xa bờ, động vật nguy hiểm (cá mập, sứa, nhện biển…) cho trẻ tắm ở những bãi biển có đội cứu hộ, cho trẻ tắm ở khu vực bơi được chỉ định.

bien-canh-bao

Chú ý biển cảnh báo trước khi cho trẻ xuống tắm

Đặc biệt cần thiết đó là luôn cho trẻ mặc áo phao và mang phao để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nên kiểm tra độ sâu và chướng ngại vật trước khi cho trẻ bước chân xuống nước hay lặn. Hãy luôn bơi cùng trẻ và bơi không xa bờ quá 15m. Hãy chú ý đến trẻ em thường xuyên ngay cả khi nước cạn, sóng có thể đánh úp khiến trẻ chới với. Cần nhớ trẻ em chơi trong nước luôn tạo ra tiếng ồn, khi chúng im ắng hãy ngay lập tức tìm hiểu lí do. Trẻ không nên tắm quá 2 tiếng liên tiếp vì điều này có thể khiến trẻ nhiễm lạnh. Thời điểm không nên cho trẻ tắm biển đó là từ 11h trưa đến 3h chiều.

Bạn không nên cho trẻ tắm biển nếu trẻ mắc những bệnh sau: viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, viêm tai giữa, viêm thận, mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh dễ bị kích thích hay thường xuyên sợ lạnh.Trẻ cần lập tức lên bờ nếu có những dấu hiệu: cảm thấy lạnh người, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức sau gáy, chuột rút, ngứa ngáy, có dấu hiệu chướng bụng, đau khuỷu tay hoặc đầu gối. Cần thận trọng khi tắm biển trong thời tiết xấu, có sóng lớn; khi tắm ở vùng biển đẹp nhưng hoang vắng bởi luôn có lí do để người khác không tắm ở đó; tắm gần các bến bãi tàu bè, mỏm đá, cọc đóng trên biển.

Mac_Ao_Phao

Trang bị áo phao và phao bơi khi cho trẻ tắm biển

2. Cách nhận biết vùng biển an toàn

Vùng biển an toàn tất nhiên là vùng biển dành cho du khách tắm, tuy nhiên trên cùng một bãi biển không phải vị trí nào cũng an toàn. Thực tế những khoảng nước lặng, không có sóng là nơi có dòng nước xa bờ. Dòng nước này chảy từ bãi biển ra biển và cuốn mọi thứ xa bờ, đây cũng là nguyên nhân có nhiều vụ chết đuối ở biển. Đặc điểm của dòng nước xa bờ là:Nước có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn, nước lặng hơn và sóng nhỏ hơn. Đôi khi có thể thấy những mảnh vỡ, bọt nước nổi trên mặt và trôi ra biển; dòng chảy xa bờ thường hẹp, nằm giữa 2 con sóng, có chiều ngang từ 1m-3m, thậm chí lên tới cả chục mét.

Dong_Chay_Xa_Bo

Một đoạn đứt gãy trong cơn sóng cũng là dấu hiệu nhận biết của dòng chảy xa bờ

3. Cách xử trí khi bị cuốn vào dòng chảy xa bờ

Vận tốc trung bình của dòng chảy xa bờ có thể thay đổi từ 0,5- 1m/s và có thể lên đến 2,5m/s. Vận tốc này nhanh hơn vận tốc của một vận động viên Olympic. Do đó khi không may bị cuốn vào dòng chảy xa bờ, trẻ sẽ không thể bơi vào được bờ, trẻ có thể sẽ bị đuối nước nếu vùng vẫy và nguy hiểm đến tính mạng.

Cha mẹ hãy nhắc trẻ cần: Tránh xa các dòng chảy xa bờ, luôn bơi gần nhân viên cứu hộ. Nếu không may bị nước cuốn hãy giơ tay ra hiệu và la lớn để nhờ người trợ giúp, trong trường hợp trẻ biết bơi hãy dặn trẻ bơi song song với bờ biển để các con sóng đưa vào bờ. Hay có ai đó bị dòng chảy xa bờ cuốn thì hay ném cho họ phao hoặc vật nổi để họ bám vào chứ không nên nhảy xuống vì bạn cũng có thể bị cuốn ra xa.

cach-thoat-nguy-hiem

Hãy bơi song song với bờ biển để quay lại được bờ